Thứ năm, ngày 03/04/2025 - 23:46
Nếu coi một mối quan hệ như một tấm vải thì cấu trúc của quan hệ đó giống như những sợi chỉ. Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng New Zealand nhằm tăng cường và thắt chặt hơn nữa những sợi dây gắn kết hai nước.
Tuần này, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon sẽ thăm chính thức Việt Nam và dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ hai từ ngày 25-28/2.
Năm nay,Việt Nam và New Zealandkỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (19/6/1975-19/6/2025), 5 năm quan hệ Đối tác Chiến lược. Thủ tướng Christopher Luxon cùng đoàn lãnh đạo doanh nghiệp New Zealand sẽ có hàng loạt hoạt động tại Hà Nội và TPHCM.
Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline Beresford cho biết, chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thủ tướng Christopher Luxon có chương trình nghị sự rất lớn dành cho khu vực Đông Nam Á. Chính phủ của ông đã hành động nhanh chóng để thiết lập lại chính sách đối ngoại với khu vực chiến lược này. New Zealand xác định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất ở khu vực và toàn cầu.
Vì vậy,chuyến thăm của Thủ tướng Christopher Luxonkhông chỉ để kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao hai nước mà còn để củng cố và mở rộng, phát triển quan hệ với một đối tác quan trọng như Việt Nam.
Đại sứ Caroline Beresford ví von: "Nếu coi một mối quan hệ như một tấm vải thì cấu trúc của mối quan hệ đó giống như những sợi chỉ được dệt lại với nhau tạo nên sự bền chặt. Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Christopher Luxon nhằm tăng cường và thắt chặt hơn nữa những sợi dây gắn kết giữa hai nước, đặc biệt trong bối cảnh thế giới nhiều biến động khó lường như hiện nay".
Theo Đại sứ, có khoảng 25 lãnh đạo doanh nghiệp từ New Zealand đi cùng Thủ tướng trong chuyến thăm, các doanh nghiệp sẽ ký những thỏa thuận hợp tác với đối tác tại Việt Nam.
Phía New Zealand kỳ vọng chuyến thăm sẽ mở ra cơ hội kinh doanh mới. "Tuy nhiên, điều tôi muốn nói là chúng ta vẫn sẽ tiếp tục củng cố lĩnh vực hợp tác truyền thống như nông nghiệp, giáo dục, nhưng sẽ áp dụng các nghiên cứu, khoa học và công nghệ mới của New Zealand để có thể gia tăng giá trị cho các lĩnh vực đó; giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam cũng như thúc đẩy quan hệ hai nước lên tầm cao mới", Đại sứ nhấn mạnh.
Kinh tế vẫn phụ thuộc rất nhiều vào ngành nông nghiệp nên New Zealand đã ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Các thương hiệu và sản phẩm của New Zealand cũng sẽ được tiêu thụ tại Việt Nam ngày một nhiều hơn.
Trong khi đó, Việt Nam cũng sản xuất sản phẩm mà New Zealand có nhu cầu, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp. Việt Nam đã mở cửa thị trường cho khoai tây củ thương phẩm, thịt bò đông lạnh, quả kiwi, táo, bí ngô, dâu tây của New Zealand.
New Zealand đã cấp phép cho xoài, thanh long, chôm chôm, chanh và bưởi của Việt Nam, đồng thời đang đề xuất mở cửa thị trường cho mật ong, lê, thịt hươu, thịt nai. Việt Nam đề xuất mở cửa thị trường cho nhãn, vải, hoa cắt cành.
Bà Caroline Beresford cho biết, nhìn lại 50 năm qua, hai nước đã đi một chặng đường dài. New Zealand bắt đầu quan hệ ngoại giao với Việt Nam, cấp học bổng giáo dục trong khuôn khổ chương trình phát triển. Kể từ đó, quan hệ song phương đã từng bước phát triển với rất nhiều sợi dây gắn kết mới.
Đến nay, sự gắn kết này đã thực sự bền chặt hơn nhiều so với 50 năm trước. Hợp tác song phương bao trùm các lĩnh vực quan trọng như: chính trị, kinh tế, nông nghiệp, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, nghiên cứu, giáo dục...
Tháng 12 năm ngoái, hai nước đã bắt đầu cơ chế mới đó là đối thoại Biển Việt Nam - New Zealand lần thứ nhất. Bước tiến này cho phép hai bên mở ra những con đường mới để đối thoại về giải pháp thúc đẩy lợi ích chung trong vấn đề biển và hợp tác hàng hải.
Ngoài ra, hai nước cũng hợp tác về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, nhất quán trong cách tiếp cận trên tinh thần ủng hộ trật tự quốc tế, ủng hộ pháp quyền. Hai nước cũng ủng hộ thương mại tự do và cởi mở vì sự thịnh vượng của cả hai nước.
Việt Nam đang hướng tới kỷ nguyên mới -kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đại sứ bày tỏ ấn tượng về tầm nhìn và sự kỷ luật mà Việt Nam áp dụng trong xây dựng và triển khai chính sách, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế.
Đại sứ Caroline Beresford cho biết bà đã làm việc trong lĩnh vực đối ngoại suốt 25 năm và từng công tác tại 5 quốc gia, bao gồm cả Mỹ, nhưng chưa từng thấy một cách tiếp cận phát triển chính sách nào mang tính học thuật, chặt chẽ và có hệ thống như ở Việt Nam.
"Khi Thủ tướng New Zealand thăm Việt Nam, tôi sẽ nói với ông ấy rằng, nếu 5 năm nữa quay lại đây, có lẽ ông ấy sẽ không nhận ra Việt Nam nữa. Đây thực sự là một quốc gia truyền cảm hứng với tốc độ phát triển khiến cả thế giới phải kinh ngạc", Đại sứ chia sẻ thêm.
New Zealand mong muốn đóng góp vào câu chuyện phát triển của Việt Nam với tư cách là một đối tác tin cậy và một người bạn chân thành.
Thủ tướng Christopher Luxon sẽ tham dựDiễn đàn Tương lai ASEANlần thứ hai do Việt Nam tổ chức. Đây là sự kiện mà New Zealand rất ủng hộ.
"Chúng tôi cảm ơn Việt Nam vì đã đưa ra sáng kiến này để thảo luận về tương lai của ASEAN, nhất là trong bối cảnh có những bất ổn và bất định mà khu vực và thế giới đang phải đối mặt.
Theo quan điểm của New Zealand, vai trò trung tâm của ASEAN là cốt lõi của việc duy trì sự ổn định và thịnh vượng cho tất cả người dân khu vực. New Zealand ủng hộ mạnh mẽ ASEAN.
Đó là lý do vì sao Thủ tướng của chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc tham dự diễn đàn này", Đại sứ Caroline Beresford bày tỏ.
Dù thất bại 1-2 trước CLB Hà Nội ở vòng 20 V.League nhưng Quảng Nam vẫn được bầu Hiển thưởng nóng số tiền 500 triệu đồng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam và mong muốn mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước.
Thị trường tài chính và hàng hóa Mỹ vừa trải qua một cú sốc lớn với nhiều chỉ số chứng khoán lao dốc, đồng USD, giá vàng và giá dầu tụt giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế đối ứng toàn diện.
Sở Y tế Đắk Lắk vừa chuyển hồ sơ, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh này xử phạt Công ty cổ phần ASIA LIFE hơn 224 triệu đồng vì có nhiều hành vi sai phạm trong sản xuất kẹo rau củ Kera.
Dưới áp lực từ Bắc Kinh, lực lượng nổi dậy đã rời khỏi thủ phủ bang Shan, miền bắc Myanmar, mặc dù họ vẫn sẽ ở lại xung quanh thành phố. Trong khi đó, giao tranh vẫn tiếp diễn ở các khu vực khác trong cả nước.
Tại họp báo Chính phủ chiều nay, đại diện Bộ Tài chính cho rằng không nên phản ứng thái quá trước mức thuế đối ứng của Mỹ, đồng thời nỗ lực của Chính phủ sẽ giúp các nhà đầu tư lấy lại niềm tin.
Rất ít nước tuyên bố phát triển đất nước dựa trên kết nối bộ ba: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Việt Nam là nước tiên phong.
Theo quyết định mới của Bộ Quốc phòng, cá nhân được thưởng tiền ít nhất 16 lần lương cơ sở khi lập thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc.
Cảnh sát Thái Lan cho biết, vụ 6 người Việt chết tại khách sạn ở Bangkok là do mâu thuẫn nợ nần, một trong số các nạn nhân đã đầu độc người còn lại.
100 chuyên gia, nhà khoa học từ nhiều lĩnh vực khác nhau cùng thảo luận về triển vọng của Cộng đồng Pháp ngữ và đặc biệt là vai trò quan trọng của Việt Nam trong Cộng đồng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam và mong muốn mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước.
Thị trường tài chính và hàng hóa Mỹ vừa trải qua một cú sốc lớn với nhiều chỉ số chứng khoán lao dốc, đồng USD, giá vàng và giá dầu tụt giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế đối ứng toàn diện.
Dưới áp lực từ Bắc Kinh, lực lượng nổi dậy đã rời khỏi thủ phủ bang Shan, miền bắc Myanmar, mặc dù họ vẫn sẽ ở lại xung quanh thành phố. Trong khi đó, giao tranh vẫn tiếp diễn ở các khu vực khác trong cả nước.
Theo quyết định mới của Bộ Quốc phòng, cá nhân được thưởng tiền ít nhất 16 lần lương cơ sở khi lập thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc.
Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học không bao giờ cũ; luôn được Đảng đặc biệt coi trọng như là nhân tố tăng cường sức mạnh, bản lĩnh chính trị Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cất nhắc cán bộ là “vì công tác, tài năng”, không thể “vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang”. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nêu rõ "vì việc tìm người"; không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng khi thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy với các hội quần chúng, điều quan trọng nhất là cần “giã từ” tư duy về “hội trong hội”; tránh sinh ra thêm các “tổ chức trung gian”.
Nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc gửi đến Diễn đàn "Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp xã: Nghe dân nói" bài viết “Tên tỉnh ở ta xưa và nay” với nhiều tư liệu lịch sử quý báu.
Nhiều ý kiến đề nghị khi không tổ chức cấp huyện thì nên xem "thành phố thuộc tỉnh" là một loại đơn vị hành chính cấp cơ sở để có thể giữ được tên gọi của nhiều thành phố vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trong nước và thế giới.