Thứ năm, ngày 03/04/2025 - 23:41

Tên tỉnh xưa - nay và mong chờ của nguyên bộ trưởng

Nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc gửi đến Diễn đàn "Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp xã: Nghe dân nói" bài viết “Tên tỉnh ở ta xưa và nay” với nhiều tư liệu lịch sử quý báu.

Ngồi rỗi lật xem lại Đại Nam nhất thống chí và Đại Nam nhất thống toàn đồ mới thấy nước Nam ta thời vua Minh Mạng rộng lớn thật. Đất nước rộng lớn, để đảm bảo phát triển thì phải có chính sách quản trị tốt nhất. Muốn quản trị tốt nhất thì phải có nền hành chính tốt nhất. Vua Minh Mạng đã thực hiện công cuộc cải cách hành chính năm 1831. Người đời sau đánh giá đó là một trong hai cuộc cải cách hành chính tốt nhất trong lịch sử Việt Nam. Cuộc cải cách lần thứ nhất là của vua Lê Thánh Tông năm 1466. 

Trong cải cách, sau việc sắp xếp tổ chức lại chính quyền ở Trung ương, vua Minh Mạng đã sắp xếp lại chính quyền địa phương. Cả nước được chia làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên để quản lý vùng kinh đô. Bắc Kỳ có 13 tỉnh, Trung Kỳ 11 tỉnh và một phủ, Nam Kỳ 6 tỉnh. Đơn vị hành chính cấp tỉnh ở ta có từ ngày đó. 

Lào Cai ngày nay. Ảnh: Hoàng Hà
Lào Cai ngày nay. Ảnh: Hoàng Hà

Năm 1858 người Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta. Từ ngày đó, người Pháp đã ép triều Nguyễn phải lần lượt ký nhiều hiệp ước bán dần nước ta cho Pháp. Cuối cùng là Hiệp ước Patenôtre 1884. Theo các hiệp ước, Nam Kỳ là thuộc địa, Bắc Kỳ là đất bảo hộ, Trung Kỳ là đất tự trị. 

Sáu tỉnh Nam Kỳ đã được người Pháp chia nhỏ thành các tỉnh theo quy định của người Pháp.

Đất Trung Kỳ là vùng đất tự trị nên người Pháp không can thiệp nhiều. Các tỉnh cơ bản giữ nguyên, chỉ cắt nhiều phần đất của các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị sang nước khác theo nghị định hoạch định biên giới 3 nước của Toàn quyền Đông Dương và chuyển phủ Ninh Thuận của tỉnh Bình Thuận thành tỉnh Ninh Thuận.

Đất Bắc Kỳ bị xáo trộn nhiều nhất.Đây là vùng đất có nhiều cuộc nổi dậy của tất cả dân tộc chống lại thực dân Pháp, cả của người Kinh và người miền núi, như các cuộc nổi dậy của Hoàng Hoa Thám, Đốc Ngữ, Đốc Tít... Cho nên buổi đầu người Pháp dùng chính quyền quân sự để cai trị, lập ra 5 đạo quan binh. Sau khi đã bình định được phong trào chống đối, họ bắt đầu chia lại tỉnh.

Bằng chính sách “chia để trị”, họ chia nhỏ Bắc Kỳ 13 tỉnh thành hơn 30 tỉnh. Có lúc cụ Nguyễn Khuyến đã tính có đến 36 tỉnh thể hiện trong một vế đối mừng bà me Tây Tư Hồng: “Có tàn, có tán, có hương án thờ vua; danh tiếng lẫy lừng 36 tỉnh”. Cụ muốn nói lên sự nổi tiếng trên toàn đất Bắc Kỳ của bà me Tây lúc đó. 

Bắc Kỳ chia ra trên 30 tỉnh gần như cùng thời thì không khỏi bất cập, áp đặt và tuỳ tiện khi đặt tên. Thời đó có những tên tỉnh nghe rất buồn cười, sau đó đã phải sửa lại, nhưng cũng có những cái tên vẫn dùng cho tới ngày nay. Người Pháp thời đó có cách đặt tên theo nơi đóng dinh của quan cai trị đầu tỉnh.

Năm 1896, khi nội thành Hà Nội và vùng phụ cận trở thành nhượng địa của Pháp, người Pháp quyết định chuyển các cơ quan cai trị của phần còn lại của tỉnh Hà Nội cũ về làng Đơ thuộc huyện Thanh Oai. Làng này có cây cầu bắc qua sông Nhuệ lợp ngói rất đẹp. Mọi người gọi là cầu Đơ. Tỉnh đường đóng ở bên cạnh cầu Đơ nên người Pháp đặt tên cho vùng đất còn lại của tỉnh Hà Nội xưa là tỉnh Cầu Đơ! Sau này quan Tổng đốc cai trị tỉnh Cầu Đơ là người có học mới xin đổi lại là tỉnh Hà Đông!

Tên của tỉnh Hoà Bình xưa nghe cũng vui.Người Pháp thấy tỉnh Hưng Hoá quá rộng lớn, phải chia nhỏ tỉnh. Họ khảo sát thấy có nhiều huyện của tỉnh là vùng đất đa phần là người Mường, bên Lạc Sơn, Lạc Thủy của tỉnh Ninh Bình cũng là vùng đất người Mường. Họ quyết định gộp các vùng đất này lại lập một tỉnh mới lấy tên là tỉnh Mường.

Sau đó, tỉnh đường đóng ở chợ Bờ, để thống nhất với cách đặt tên chung, tỉnh đổi tên là tỉnh Chợ Bờ. Tỉnh lỵ đón Pháp. Chính quyền Pháp phải di chuyển tỉnh đường về xuôi, là xã Hoà Bình cách đó khoảng 30km. Tên Hoà Bình có từ đó. Cũng may Hoà Bình là một cái tên đẹp nên không bị đổi! 

Tên của tỉnh Lào Cai cũng là chuyện nhiều người bàn.Đến bây giờ có người thì nói Lào Cai, người thì gọi Lao Cai, có người lại nói là Lào Kay hoặc Lao Kay. Nguyên nhân cũng vì nguồn gốc cái tên của nó!

Tỉnh Lào Cai thời Pháp là một phần phủ Quy Hoá và phủ An Tây tỉnh Hưng Hoá thời Minh Mạng. Người Pháp thấy đây là vùng đất trọng yếu nên lập nên một đạo quan binh, trải dài dọc biên giới từ Simacai đến Phong Thổ. Sau khi tình hình ổn định thì dân sự hoá, đổi gọi là tỉnh Lao Cai (Lào Cai, Lao Kay, Lào Kay). 

 Cầu Cốc Lếu Lào Cai xưa. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Lào Cai
 Cầu Cốc Lếu Lào Cai xưa. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Lào Cai

Tên đó xuất phát từ một xóm phố do người Hoa xâm cư lập nên bên ngã ba sông Hồng với suối Nậm Thi trong lãnh thổ Đại Việt. Ít lâu sau, một số người Việt, người Tày, người Nùng cũng di cư đến và lập nên một khu chợ buôn bán ở phía hạ lưu sông Hồng cách đó vài kilomet. 

Dân ở xóm phố bên ngã ba Nậm Thi phần lớn nói tiếng Quan Hỏa, vỗ ngực tự xưng mình là dân phố đến trước, nói mình là lão nhai (theo nghĩa Hán Việt là dân phố cũ), dân phố lập sau là tân nhai, dân phố mới, từ đó có tên Phố Mới ngày nay. Chữ lão nhai nói theo tiếng Quan Hỏa, tiếng Tày Nùng, tiếng Mông thành ra Lao Cai và các biến thể như trên. 

Khi lập đạo quan binh và chuyển thành tỉnh, lỵ sở (trung tâm hành chính) của tỉnh đóng ở xóm phố cũ. Vì thế, tên tỉnh cũng gọi theo tên xóm phố cũ, tỉnh Lao Cai(Lào Cai, Lào Kay, Lao Kay, Lão Nhai). Tên đó đã được dùng để gọi cho cả một vùng biên cương rộng lớn vốn xưa cha ông ta đã có những cái tên gọi rất đẹp và rất ý nghĩa. Nó chỉ xứng để đặt tên cho một khu phố hoặc thị trấn, thị xã. Thật là một cách đặt tên rất áp đặt, tuỳ tiện và hồ đồ của người Pháp. 

Cách đặt tên đó cũng được người Pháp áp dụng cho nhiều tỉnh thành khác ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ xưa! Có nhiều tên nay vẫn được dùng.

Nhà nước ta đang thực hiện một công cuộc cải cách hành chính thật sự to lớn để mở ra cho Việt Nam một kỷ nguyên mới, một thời kỳ phát triển mới của dân tộc. 

Mong rằng lịch sử sẽ ghi nhận đây là cuộc cải cách hành chính thứ 3 thành công ở Việt Nam.

Mong rằng tên của một tỉnh mới sẽ kế thừa truyền thống dân tộc, kế thừa di sản tổ tiên, loại bỏ những tàn tích không phù hợp của thời kỳ thực dân, thể hiện khí thế đi lên của kỷ nguyên mới!

Mong chờ một kỷ nguyên mới!

Cùng chuyên mục

Trung Quốc buộc lực lượng dân quân sắc tộc rời khỏi thành phố Lashio.

Dưới áp lực từ Bắc Kinh, lực lượng nổi dậy đã rời khỏi thủ phủ bang Shan, miền bắc Myanmar, mặc dù họ vẫn sẽ ở lại xung quanh thành phố. Trong khi đó, giao tranh vẫn tiếp diễn ở các khu vực khác trong cả nước.

Thưởng tối thiểu 16 lần lương cơ sở cho cán bộ quân đội xuất sắc, đột phá

Theo quyết định mới của Bộ Quốc phòng, cá nhân được thưởng tiền ít nhất 16 lần lương cơ sở khi lập thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc.

Bài học không bao giờ cũ và bản lĩnh chính trị Việt Nam

Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học không bao giờ cũ; luôn được Đảng đặc biệt coi trọng như là nhân tố tăng cường sức mạnh, bản lĩnh chính trị Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Cất nhắc cán bộ không 'vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang'

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cất nhắc cán bộ là “vì công tác, tài năng”, không thể “vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang”. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nêu rõ "vì việc tìm người"; không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém.

Thủ tướng New Zealand thăm Việt Nam: 'Dệt tấm vải' quan hệ hai nước bền chặt

Nếu coi một mối quan hệ như một tấm vải thì cấu ​​trúc của quan hệ đó giống như những sợi chỉ. Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng New Zealand nhằm tăng cường và thắt chặt hơn nữa những sợi dây gắn kết hai nước.

Giã từ tư duy 'hội trong hội' là tất yếu của cách mạng tinh gọn bộ máy

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng khi thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy với các hội quần chúng, điều quan trọng nhất là cần “giã từ” tư duy về “hội trong hội”; tránh sinh ra thêm các “tổ chức trung gian”.

Nên giữ các thành phố thuộc tỉnh như một loại đơn vị hành chính cơ sở

Nhiều ý kiến đề nghị khi không tổ chức cấp huyện thì nên xem "thành phố thuộc tỉnh" là một loại đơn vị hành chính cấp cơ sở để có thể giữ được tên gọi của nhiều thành phố vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trong nước và thế giới.

Điều suy tư về sáp nhập tỉnh ngày xưa nay đã được hóa giải

Nếu như vài chục năm trước, ai đó gợi ý chúng ta cải tổ bộ máy thì còn khá lăn tăn do chưa thể thực hiện nổi, điều kiện khoa học công nghệ còn hạn chế. Nay, điều lăn tăn nói trên dễ dàng được hóa giải.

Quân đội cử gần 80 chiến sĩ cùng chó nghiệp vụ cứu trợ động đất tại Myanmar

Quân đội Việt Nam sẽ cử 79 quân nhân tham gia cứu trợ động đất tại Myanmar, lực lượng này có thể lên đường vào ngày mai (30/3).

Tin mới

Sở Y tế Đắk Lắk đề nghị xử phạt công ty sản xuất kẹo rau củ Kera 224 triệu đồng

Sở Y tế Đắk Lắk vừa chuyển hồ sơ, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh này xử phạt Công ty cổ phần ASIA LIFE hơn 224 triệu đồng vì có nhiều hành vi sai phạm trong sản xuất kẹo rau củ Kera.

Trung Quốc buộc lực lượng dân quân sắc tộc rời khỏi thành phố Lashio.

Dưới áp lực từ Bắc Kinh, lực lượng nổi dậy đã rời khỏi thủ phủ bang Shan, miền bắc Myanmar, mặc dù họ vẫn sẽ ở lại xung quanh thành phố. Trong khi đó, giao tranh vẫn tiếp diễn ở các khu vực khác trong cả nước.

Thứ trưởng Tài chính: Không nên phản ứng 'thái quá' trước mức thuế của Mỹ

Tại họp báo Chính phủ chiều nay, đại diện Bộ Tài chính cho rằng không nên phản ứng thái quá trước mức thuế đối ứng của Mỹ, đồng thời nỗ lực của Chính phủ sẽ giúp các nhà đầu tư lấy lại niềm tin.

Việt Nam tiên phong với sức mạnh kết nối bộ ba KHCN - ĐMST - CĐS

Rất ít nước tuyên bố phát triển đất nước dựa trên kết nối bộ ba: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Việt Nam là nước tiên phong.

Thưởng tối thiểu 16 lần lương cơ sở cho cán bộ quân đội xuất sắc, đột phá

Theo quyết định mới của Bộ Quốc phòng, cá nhân được thưởng tiền ít nhất 16 lần lương cơ sở khi lập thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc.

Vụ 6 khách Việt chết ở Bangkok: Do mâu thuẫn nợ nần

Cảnh sát Thái Lan cho biết, vụ 6 người Việt chết tại khách sạn ở Bangkok là do mâu thuẫn nợ nần, một trong số các nạn nhân đã đầu độc người còn lại.

Tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong Cộng đồng Pháp ngữ

100 chuyên gia, nhà khoa học từ nhiều lĩnh vực khác nhau cùng thảo luận về triển vọng của Cộng đồng Pháp ngữ và đặc biệt là vai trò quan trọng của Việt Nam trong Cộng đồng.

Nhật Bản tích cực hỗ trợ công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam

Những chương trình và dự án triển khai đã kịp thời hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và đóng góp cả về hạ tầng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực…

Tuyển Việt Nam nhảy vọt trên bảng xếp hạng FIFA

Ngày 3/4, FIFA công bố bảng xếp hạng bóng đá nam thế giới mới nhất. Đội tuyển Việt Nam có bước thăng tiến mạnh mẽ, tiệm cận top 100 thế giới.

Jack Grealish khai hỏa, Man City 'thổi bay' Leicester

Jack Grealish cùng Omar Marmoush thay nhau ghi bàn giúp Man City đánh bại Leicester 2-0, trong ngày Haaland vắng mặt vì chấn thương.