Thay vì tranh cãi bằng đại học chính quy hay tại chức mới được làm công chức xã, hãy tổ chức thi sát hạch một cách công bằng.
Sau một số bài viết về việc sắp xếp lại nhân sự cấp xã, cấp huyện,nhiều bạn đọc gửi ý kiến đến VietNamNet cho rằng, khi thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã, để đảm bảo công bằng, cần có những kỳ sát hạch công tâm, chứ không phải chỉ cạnh tranh nhau bằng tấm bằng tại chức hay chính quy.
Độc giả Thông Trần viết: “Theo tôi, hãy để bằng cấp sang một bên. Tất nhiên, không bằng cấp là không được. Nhưng hãy tổ chức thi 'tay nghề' theo từng vị trí đảm nhận, chấm điểm, loại bỏ số dư theo biên chế. Nhiều chuyên viên huyện, xã làm tốt hơn lãnh đạo, có thể cho họ đảm đương vị trí cao trong đơn vị hành chính”.
“Tại sao chúng ta cứ tranh cãi chuyện đại học chính quy, đại học tại chức hay cao đẳng, trung cấp làm gì nhỉ? Quan trọng nhất là làm được việc, làm tốt hay không làm tốt, chứ không phải từ mỗi tấm bằng mà suy ra năng lực làm việc của cán bộ", anh Trần Việt góp ý thẳng thắn.
Theo anh Việt, bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ bây giờ nhan nhản, vàng thau lẫn lộn, có những trường hợp chỉ là lý thuyết suông. Chỉ có đánh giá năng lực thông qua kết quả làm việc thực tế mới biết được ai hơn ai. Muốn đánh giá được năng lực cán bộ chính xác phải có hệ thống kiểm soát chất lượng tốt và sự tham gia phản ánh, góp ý của người dân.
Anh lấy ví dụ khi đánh giá cán bộ sẽ có 5 mức đánh giá từ 1-5 sao, người dân sẽ tham gia đánh giá phần này, ai điểm cao sẽ lương cao và được xem xét thăng chức, ai điểm thấp sẽ lương thấp và bị xem xét cách chức.
Trong khi đó, độc giả Trần Công Thuận đề xuất, nếu làm công tác chuyên môn đơn thuần thì cần cán bộ tốt nghiệp đại học chuyên ngành, nếu làm công tác chính trị đoàn thể thì lấy cán bộ cơ sở.
Ý kiến khác cho rằng, Bộ Nội vụ nên tổ chức sát hạch lại chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho các công chức chuyên môn nghiệp vụ. Phải làm thật nghiêm túc, khách quan, công bằng... Ai trúng tuyển thì làm tiếp, còn các chức danh bầu cử cần đưa tiêu chuẩn đại học chính quy trở lên.
Nhiều bạn đọc băn khoăn, đưa cán bộ huyện về làm ở cấp xã ban đầu cũng sẽ gặp khó khăn, chưa chắc vì bằng cấp cao hơn mà đã làm tốt được ngay vì làm trực tiếp với dân, cần kinh nghiệm thực tế.
Cán bộ xã có nhược điểm là ứng dụng công nghệ chưa cao. Nhưng điều này có thể được cải thiện bằng các khóa học về tin học văn phòng, cách sử dụng các ứng dụng phổ thông và chuyên môn…
“Cán bộ cấp xã hay huyện thì cũng có người này người khác, đâu phải cấp này là toàn người giỏi, cấp kia toàn người kém đâu”, anh Duy Thiện nhận xét.
Ở cơ sở, tính thực tiễn là trên hết
Độc giả Vũ Xuân Trường (một người từng là cán bộ tỉnh, cán bộ huyện, sau đó được điều động làm lãnh đạo xã) cho rằng cấp xã là cấp khó nhất do phải kiêm nhiệm rất nhiều việc.
“Nếu cán bộ tỉnh, huyện đợt này về xã công tác thì phải trải qua một thời gian mới biết được cần làm việc gì. Vì thế, khi sáp nhập, Đảng và Nhà nước cần nghiên cứu rất kỹ việc phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân mới phát huy được khả năng trình độ. Ở cơ sở, tính thực tiễn là trên hết”, độc giả nêu ý kiến.
Đồng tình với ý kiến này, bạn đọc Nhã Nghi cũng chia sẻ câu chuyện về 4 người bạn cùng học đại học. Sau khi ra trường, mỗi người làm ở một cấp khác nhau và người học giỏi nhất lại làm ở cấp xã. Vì thế, không nên mặc định cấp xã chỉ có những cán bộ yếu kém về trình độ.
“Chọn người có đủ năng lực làm cán bộ cơ sở cũng là một vấn đề đầy nan giải và khó khăn. Đưa cán bộ tỉnh, huyện về đảm nhiệm công việc ở cấp xã chưa chắc đã hiệu quả. Tôi đã chứng kiến một sự việc thế này: Đợt tuyển dụng giáo viên trên địa bàn huyện, một số bạn sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội bị trượt, trong khi một số sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm tỉnh phía nam lại trúng tuyển. Thế nên, để tìm được người hiền tài, hãy tổ chức sát hạch công tâm, có thể truyền hình trực tiếp hoặc dùng công nghệ AI hỗ trợ”, anh Trương Hiếu đề xuất.
Theo chủ trương của Bộ Chính trị, dự kiến cả nước sẽ sáp nhập một số tỉnh để giảm 50% số tỉnh, sáp nhập giảm 60-70% trong tổng 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, tức là còn khoảng 3.000 đơn vị hành chính cấp xã. Đồng thời, cả nước sẽ không còn 696 huyện như hiện nay.
Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến gồm cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở gồm xã, phường, đặc khu tại hải đảo.
Dưới áp lực từ Bắc Kinh, lực lượng nổi dậy đã rời khỏi thủ phủ bang Shan, miền bắc Myanmar, mặc dù họ vẫn sẽ ở lại xung quanh thành phố. Trong khi đó, giao tranh vẫn tiếp diễn ở các khu vực khác trong cả nước.
Theo quyết định mới của Bộ Quốc phòng, cá nhân được thưởng tiền ít nhất 16 lần lương cơ sở khi lập thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc.
Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học không bao giờ cũ; luôn được Đảng đặc biệt coi trọng như là nhân tố tăng cường sức mạnh, bản lĩnh chính trị Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cất nhắc cán bộ là “vì công tác, tài năng”, không thể “vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang”. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nêu rõ "vì việc tìm người"; không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém.
Nếu coi một mối quan hệ như một tấm vải thì cấu trúc của quan hệ đó giống như những sợi chỉ. Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng New Zealand nhằm tăng cường và thắt chặt hơn nữa những sợi dây gắn kết hai nước.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng khi thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy với các hội quần chúng, điều quan trọng nhất là cần “giã từ” tư duy về “hội trong hội”; tránh sinh ra thêm các “tổ chức trung gian”.
Nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc gửi đến Diễn đàn "Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp xã: Nghe dân nói" bài viết “Tên tỉnh ở ta xưa và nay” với nhiều tư liệu lịch sử quý báu.
Nhiều ý kiến đề nghị khi không tổ chức cấp huyện thì nên xem "thành phố thuộc tỉnh" là một loại đơn vị hành chính cấp cơ sở để có thể giữ được tên gọi của nhiều thành phố vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trong nước và thế giới.
Nếu như vài chục năm trước, ai đó gợi ý chúng ta cải tổ bộ máy thì còn khá lăn tăn do chưa thể thực hiện nổi, điều kiện khoa học công nghệ còn hạn chế. Nay, điều lăn tăn nói trên dễ dàng được hóa giải.
Quân đội Việt Nam sẽ cử 79 quân nhân tham gia cứu trợ động đất tại Myanmar, lực lượng này có thể lên đường vào ngày mai (30/3).
Sở Y tế Đắk Lắk vừa chuyển hồ sơ, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh này xử phạt Công ty cổ phần ASIA LIFE hơn 224 triệu đồng vì có nhiều hành vi sai phạm trong sản xuất kẹo rau củ Kera.
Dưới áp lực từ Bắc Kinh, lực lượng nổi dậy đã rời khỏi thủ phủ bang Shan, miền bắc Myanmar, mặc dù họ vẫn sẽ ở lại xung quanh thành phố. Trong khi đó, giao tranh vẫn tiếp diễn ở các khu vực khác trong cả nước.
Tại họp báo Chính phủ chiều nay, đại diện Bộ Tài chính cho rằng không nên phản ứng thái quá trước mức thuế đối ứng của Mỹ, đồng thời nỗ lực của Chính phủ sẽ giúp các nhà đầu tư lấy lại niềm tin.
Rất ít nước tuyên bố phát triển đất nước dựa trên kết nối bộ ba: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Việt Nam là nước tiên phong.
Theo quyết định mới của Bộ Quốc phòng, cá nhân được thưởng tiền ít nhất 16 lần lương cơ sở khi lập thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc.
Cảnh sát Thái Lan cho biết, vụ 6 người Việt chết tại khách sạn ở Bangkok là do mâu thuẫn nợ nần, một trong số các nạn nhân đã đầu độc người còn lại.
100 chuyên gia, nhà khoa học từ nhiều lĩnh vực khác nhau cùng thảo luận về triển vọng của Cộng đồng Pháp ngữ và đặc biệt là vai trò quan trọng của Việt Nam trong Cộng đồng.
Những chương trình và dự án triển khai đã kịp thời hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và đóng góp cả về hạ tầng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực…
Ngày 3/4, FIFA công bố bảng xếp hạng bóng đá nam thế giới mới nhất. Đội tuyển Việt Nam có bước thăng tiến mạnh mẽ, tiệm cận top 100 thế giới.
Jack Grealish cùng Omar Marmoush thay nhau ghi bàn giúp Man City đánh bại Leicester 2-0, trong ngày Haaland vắng mặt vì chấn thương.