Thứ năm, ngày 03/04/2025 - 16:38
Nhiều ý kiến đề nghị khi không tổ chức cấp huyện thì nên xem "thành phố thuộc tỉnh" là một loại đơn vị hành chính cấp cơ sở để có thể giữ được tên gọi của nhiều thành phố vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trong nước và thế giới.
Phần lớn ý kiến bạn đọc gửi đến Diễn đàn "Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp xã: Nghe dân nói" đều thể hiện sự đồng tình với chủ trương tinh gọn bộ máy hành chính. Cùng với đó, có nhiều góp ý về tên gọi và cách thức tổ chức đơn vị hành chính mới.
Cuộc cải cách mong mỏi từ lâu
Đa số người dân bày tỏ sự ủng hộ nhiệt tình với chủ trương này, coi đây là “cuộc cách mạng” phù hợp xu thế thời đại, giúp giảm gánh nặng ngân sách, nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Độc giả Phạm Tùng Dương chia sẻ: “'Trà đá vỉa hè' nghe dân trao đổi thì tôi thấy ai cũng đồng tình, vui lắm”. Còn độc giả có tên Lan Hương nhấn mạnh: “Đây là điều người dân mong mỏi từ lâu, một cuộc cải cách lớn để đất nước sánh vai với các cường quốc”.
Bên cạnh đó, không ít độc giả đề xuất xây dựng mô hình - chẳng hạn như mô hình “đại đô thị” - cho Hà Nội và TPHCM, với các quận trung tâm sáp nhập thành “Thăng Long” hay “Gia Định”, tạo động lực cho đất nước “cất cánh”.
Băn khoăn về tên gọi mới
Trong các nội dung được độc giả đề cập, việc đặt tên cho các đơn vị hành chính cấp cơ sở sau sáp nhập là tâm điểm thảo luận.
Độc giả Nguyễn Đức Hùng kiến nghị phân loại tên gọi cấp cơ sở linh hoạt (thành phố, thị xã, thị trấn, phường, xã, đặc khu), giữ các địa danh nổi tiếng như Đà Lạt, Sapa, Nha Trang để bảo tồn văn hóa và giảm chi phí thay đổi giấy tờ.
Các độc giả Hùng Vũ và Nguyễn Văn Đặng thì nhấn mạnh đề xuất giữ tên các thành phố nổi tiếng như Nha Trang hay Đà Lạt, gắn với thương hiệu du lịch quốc tế, có thể thêm số thứ tự (phường Nha Trang 1, 2...) hoặc hướng địa lý (phường Bắc Nha Trang...).
Bày tỏ mong muốn được giữ lại tên các thành phố này, anh Hùng Vũ cho rằng về mặt cấp chính quyền thì có thể xem thành phố chỉ là cấp cơ sở và có quy chế đặc biệt cao hơn phường, xã. Điều này đã có nhiều nhà khoa học, quản lý đô thị cũng phân tích.
"Đề nghị Bộ Nội vụ, cấp có thẩm quyền cần tiếp thu, lắng nghe" - độc giả Hùng Vũ nhắn nhủ.
"'Xã' cho nông thôn, 'thị xã' cho khu vực đang đô thị hóa, 'thành phố' cho đô thị phát triển, tạo lộ trình nâng cấp trong tương lai" - độc giả Nguyễn Ngọc Cảnh đề xuất phân cấp.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến ủng hộ dùng tên quận/huyện cũ như “phường Hoàn Kiếm 1, 2, 3” để giữ bản sắc lịch sử, cũng có những người cho rằng nên đặt tên mới để tránh tư tưởng cục bộ.
Tôi đề nghị trong mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang gấp rút được chuẩn bị và triển khai giữ thành phố là một loại đơn vị hành chính cơ sở. Theo đó, Bộ Nội vụ nên đưa vào dự thảo Luật Chính quyền địa phương sửa đổi điểm b Điều 1 về Đơn vị hành chính: “Đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh gồm: Thành phố, xã, phường, đặc khu tại hải đảo (sau đây gọi chung là cấp cơ sở)”.TS. Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ
Về tên gọi cấp tỉnh, một số độc giả đề xuất giữ hoặc ghép các tên mang tính lịch sử, văn hóa như “Thủ đô Hà Nội”, “tỉnh Lào Cai”..., là những nơi hội tụ nhiều giá trị địa lý, kinh tế, du lịch; hay ghép tên tỉnh để tránh phân bì và đảm bảo đoàn kết nội bộ, như “Hà Nam Ninh” hoặc “Nam Bình” khi sáp nhập Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình...
Bạn đọc Nhật Linh cũng đồng tỉnh với chủ trương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là đúng.
"Tuy nhiên, để phù hợp với xu thế đô thị hóa ngày càng phát triển, để có sự phát triển đồng đều giữa các địa phương, các tỉnh của đất nước, tôi đề xuất cấp cơ sở gồm có: Thành phố, xã, phường, đặc khu" - Nhật Linh nêu ý kiến.
Cần có cơ chế níu giữ người giỏi ở lại
Bên cạnh sự đồng tình, độc giả còn bày tỏ sự lo ngại về công tác nhân sự và cơ sở hạ tầng sau sáp nhập.
"Cần giữ cán bộ có năng lực, tránh để người giỏi bị nghỉ việc trong khi người yếu kém vẫn ở lại, đồng thời phải có quy định rõ về trách nhiệm của lãnh đạo trong bố trí nhân sự" - độc giả Lan Hương cảnh báo.
Độc giả cũng nhấn mạnh việc cần cơ chế loại bỏ công chức không đạt yêu cầu, tăng cường đầu tư công nghệ thông tin và cơ sở vật chất tại các đơn vị cơ sở để vận hành hiệu quả.
Độc giả Phạm Quốc Sự thì đề xuất tận dụng cơ sở vật chất cũ của huyện làm trung tâm xã mới, tránh lãng phí ngân sách. Độc giả Vũ Luận kiến nghị lãnh đạo cấp tỉnh và cơ sở không nên là người địa phương để giảm tình trạng cục bộ.
Nhiều ý kiến chia sẻ với VietNamNet rằng sáp nhập phải đi đôi với cải cách thủ tục hành chính và quy hoạch xã hội, chẳng hạn giảm thủ tục xác nhận hay công chứng, đặc biệt ở vùng nông thôn và miền núi, khi xã mới có diện tích lớn.
Quy hoạch giáo dục, giữ các điểm trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở các xã cũ để thuận tiện cho học sinh cũng là một nội dung được nhiều độc giả quan tâm.
Cảnh sát Thái Lan cho biết, vụ 6 người Việt chết tại khách sạn ở Bangkok là do mâu thuẫn nợ nần, một trong số các nạn nhân đã đầu độc người còn lại.
100 chuyên gia, nhà khoa học từ nhiều lĩnh vực khác nhau cùng thảo luận về triển vọng của Cộng đồng Pháp ngữ và đặc biệt là vai trò quan trọng của Việt Nam trong Cộng đồng.
Những chương trình và dự án triển khai đã kịp thời hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và đóng góp cả về hạ tầng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực…
Ngày 3/4, FIFA công bố bảng xếp hạng bóng đá nam thế giới mới nhất. Đội tuyển Việt Nam có bước thăng tiến mạnh mẽ, tiệm cận top 100 thế giới.
Jack Grealish cùng Omar Marmoush thay nhau ghi bàn giúp Man City đánh bại Leicester 2-0, trong ngày Haaland vắng mặt vì chấn thương.
Tiền vệ Đậu Hồng Phong khẳng định U17 Việt Nam sẵn sàng cho trận ra quân gặp Australia, giành kết quả tốt để cạnh tranh vé World Cup.
Ngày 3/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về phương án khai thác hiệu quả SVĐ Quốc gia Mỹ Đình.
Tân Giám đốc thể thao Arsenal - Andrea Berta đã lên kế hoạch chuyển nhượng táo bạo, với mục tiêu số 1 là Nico Williams.
AI Agent tự chủ đầu tiên trên thế giới của startup Trung Quốc Manus tiếp tục dấy lên nghi vấn về vị thế của Mỹ trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo.
Tờ Il Foglio của Italy vừa ra mắt ấn phẩm báo chí đầu tiên được thực hiện hoàn toàn bởi trí tuệ nhân tạo (AI), từ viết bài, đặt tiêu đề cho đến chọn trích dẫn.
Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học không bao giờ cũ; luôn được Đảng đặc biệt coi trọng như là nhân tố tăng cường sức mạnh, bản lĩnh chính trị Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cất nhắc cán bộ là “vì công tác, tài năng”, không thể “vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang”. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nêu rõ "vì việc tìm người"; không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém.
Nếu coi một mối quan hệ như một tấm vải thì cấu trúc của quan hệ đó giống như những sợi chỉ. Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng New Zealand nhằm tăng cường và thắt chặt hơn nữa những sợi dây gắn kết hai nước.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng khi thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy với các hội quần chúng, điều quan trọng nhất là cần “giã từ” tư duy về “hội trong hội”; tránh sinh ra thêm các “tổ chức trung gian”.
Nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc gửi đến Diễn đàn "Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp xã: Nghe dân nói" bài viết “Tên tỉnh ở ta xưa và nay” với nhiều tư liệu lịch sử quý báu.
Nếu như vài chục năm trước, ai đó gợi ý chúng ta cải tổ bộ máy thì còn khá lăn tăn do chưa thể thực hiện nổi, điều kiện khoa học công nghệ còn hạn chế. Nay, điều lăn tăn nói trên dễ dàng được hóa giải.
Quân đội Việt Nam sẽ cử 79 quân nhân tham gia cứu trợ động đất tại Myanmar, lực lượng này có thể lên đường vào ngày mai (30/3).
Tuyên bố chung Việt Nam-Brazil nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam kêu gọi các bên ở Myanmar cùng có trách nhiệm trong bảo đảm công tác viện trợ khắc phục hậu quả động đất. Đây cũng có thể là cơ hội để chấm dứt bạo lực, gác lại bất đồng.